Hội họa Liệt_nữ_truyện

Một họa sĩ thời Đông TấnCố Khải Chi (顾恺之) đã lấy phương thức hội họa nhằm truyền đạt lại những mẫu chuyện kinh điển của các liệt nữ trong sách. Liệt nữ nhân trí đồ (列女仁智图) là bản sao chép lại tranh Cố Khải Chi của người thời Tống. Nét vẽ tỉ mỉ chi tiết, bảo lưu được kỹ năng hội họa xuất sắc của Cố Khải Chi. Hiện chỉ còn lại 28 vật dụng cá nhân trong Liệt nữ nhân trí đồ là còn tồn tại.

Dưới ngòi bút của Cố Khải Chi, thân phận, khí chất, thần thái của từng nhân vật trong họa quyển đều được miêu tả rất sinh động, có hồn và thỏa đáng. Cố Khải Chi đối với việc quan sát đời sống thì mười phần tinh tế tỉ mỉ. Tài năng như vậy có thể miêu tả khí chất, thần thái của mỗi một nhân vật một cách sinh động.

Trong Liệt nữ nhân trí đồ, phương pháp vẽ hình người ngang hàng với bối cảnh cân xứng, phương pháp hội họa áp dụng phần lớn đề tài cùng loại vào thời Hán, tục gọi là phương pháp tạo tranh ngang hàng. Kỹ năng hội họa của Cố Khải Chi thông qua biểu cảm phong thái của nhân vật, dùng khoảng không gian của nhân vật khi để lộ xiêm y có phần liên hệ nội tại. Những hiện vật này nay được lưu trữ tại Viện Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh.

Liệt nữ nhân trí đồ hiện ở Viện Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh, bản vẽ thời Tống